Kỹ thuật trồng cây trong bồn chậu và chăm sóc cây sau trồng

Kỹ thuật trồng cây trong bồn chậu và chăm sóc cây sau trồng Hướng dẫn chăm sóc cây

Cây trồng trong bồn chậu rất bị động, cây đẹp hay xấu phụ thuộc phần lớn vào sự chăm sóc của con người. Trồng cây tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế là rất ít người biết trồng và chăm sóc cây đúng cách và khoa học. Sau đây, chuyên gia cây trồng xin chia sẻ với các bạn kĩ thuật trồng cây trong bồn chậu để các bạn theo dõi và trồng cây đúng cách và hiệu quả nhất.

Xem thêm các loại cây nội thất

I. Kĩ thuật trồng cây trong bồn chậu

Gồm 6 nội dung chính sau:

1. Chuẩn bị chậu/ bồn:
– Kiểm tra đánh giá khả năng thoát nước của bồn chậu
– Lót đáy chậu bằng mảnh sành, mảnh xốp vừa phải, hoặc xỉ than cục lớn. Chậu lớn phải dùng màng lót trồng cây thông minh.
Thông thường những nhà sản xuất chậu đều để 1 lỗ ở dưới đáy chậu như vậy độ thoát nước rất kém. Nên chọn chậu có nhiều lỗ hoặc tạo thêm lỗ để thoát nước nhanh, cơ hội sống tốt hơn.

– Giải pháp thoát nước lâu dài cho bồn chậu
Trồng trong bồn chậu có nhiều lỗ thoát nước sẽ tốt và an toàn cho cây. Trước khi cho đất vào bồn chậu phải chọn mảnh sành to, có độ cong vênh lớn đặt lên lỗ châu. Làm như vậy sẽ không bịt mất lỗ thoát nước của chậu.
Ngoài mảnh sành bạn cũng có thể sử dụng những mảnh xốp vừa phải, hoặc xỉ than cục lớn, màng lót trồng cây để thay thế

Màng lót trồng cây – bạn có thể cắt một miếng nhỏ để dưới đáy chậu

Kỹ thuật trồng cây trong bồn chậu và chăm sóc cây sau trồng Hướng dẫn chăm sóc cây
Hoa giấy Mỹ

2. Đất trồng
– Mỗi giống cây, độ tuổi cây có một công thức và cách trồng khác nhau
– Đất trồng cây Đủ dinh dưỡng và giá thể phù hợp với loại cây trồng (kiểm tra công thức đất phù hợp)

Đất trồng của Cây cảnh Thăng Long với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tất yếu và đã qua xử lý – đóng bao sẵn với giá chỉ 45k/ bao – nặng từ 18-20kg

Mỗi một loại cây có một công thức đất trồng riêng. Ví dụ cây bóng mát thì ưa đất thịt; cây thân thảo thì ưa đất ẩm và độ tơi xốp cao; những cây mọng nước phải trồng trong các giá thể tơi xốp lớn, bền vững đảm bảo độ thoát nước. Vậy nên, chúng ta phải phối trộn đất phù hợp để có độ tơi xốp khi trồng.
– Đất trồng phải có nhiều giá thể, chất hữu cơ được ủ mục
Đất trồng cho các loại hoa cây cảnh là phải có nhiều cỡ hạt (cỡ hạt to được đặt xuống đáy chậu, và cỡ hạt nhỏ dần được phủ lên trên)

3. Trồng cây
– Xử lí, chuẩn bị cây, bầu cây, cây giống…
+ Trước khi chuyển cây sang bồn chậu khác ta nên dùng một loại móc sắt chuyên dụng, hoặc dụng cụ thường làm để gỡ nhẹ bầu cây.
+ Đặt dưới đáy chậu một mảnh sành to, có độ cong vênh rồi mới cho đất vào trồng
– Cỡ hạt đất trồng (có 3 cỡ hạt: cỡ to, nhỡ và nhỏ)
+ Loại đất thô lót dưới
+ Loại đất nhỡ
+ Đất mịn phủ lên mặt bầu cây

3 loại cỡ đất này có tác dụng: tầng đất thô giúp cây lấy không khí từ dưới lên và trên xuống; tầng đất thứ 2 là giúp cây có sự thông thoáng; tầng thứ 3 là đất mịn ẩm sẽ ôm lấy bộ rễ và hút được chất dinh dưỡng).

 

– Cách trồng
+ Dùng tay lọc cỡ đất lớn lót xuống đáy chậu để thoát nước và có sự thông thoáng
+ Hạt đất nhỡ cho vào tầng tiếp theo (làm gồ đất lên rồi đặt bầu cây vào tránh tạo ra khoảng trống giữa bầu cây và đất)
+ Cho đất mịn vào xung quanh bầu cây để cố định cây trồng
+ Dùng que thẳng, hoặc móc sắt thăm nhẹ xuống đáy chậu nếu có khoảng trống thì ta có thể bổ sung đất. Không nén làm rẽ đất, làm chặt đất kẻo rễ cây bị nghẹt.

4. Đặt, sắp xếp cây sau trồng
– Nên sắp xếp chỗ đặt cây ổn định trước khi tưới nước
– Tránh đặt chậu trực tiếp xuống đất sẽ làm bịt mất lỗ thoát nước của cây
– Kê cây để tránh bị ngập úng

5. Che chắn cho cây sau trồng (tránh cháy lá, chảy thân, nóng chậu)
Chơi cây cảnh là ta chơi bộ lá vì vậy nếu thời tiết nắng nóng ta phải che chắn cẩn thận, đặt cây vào nơi ổn định.

6. Tưới cây sau trồng
– Lần đầu tiên tưới ta nên tưới đều và tưới thật đẫm bốn xung quanh (tưới đến khi nào nước chảy rỉ ra khỏi đáy chậu)
– Đất sẽ theo nước lún xuống và ôm chặt vào rễ cây, cây ổn định và phát triển nhanh
– Lưu ý: khi cây phát triển ổn định rồi thì tưới nước phải tưới đều xung quanh thì rễ cây mới được hút nước đều và không bị lão hóa

II. Chăm sóc cây sau trồng
– Kiểm tra khắt khe cây sau khi được trồng
– Tưới lại cây sau trồng sau 1 đến vài ngày (tùy thuộc vào số lượng lá cây, hoặc do thời tiết thoáng gió, nắng nóng hoặc các loại cây có nhu cầu nước lớn (như lan ý) mà ta tưới nước nhiều hay ít)
– Tùy hoàn cảnh mà phun phân bón lá ngay sau khi trồng để bảo vệ bộ lá
– Tưới vừa đủ độ ẩm
– Dùng phân bón nhiều lân theo tỉ lệ: 5/10/5 (NPK). Cách vài ngày pha loãng phân bón lá để tưới cho cây cây để giúp cây có đà sinh trưởng hoặc bảo dưỡng bộ lá.
– Sau khi cây phát triển ổn định ta có thể dùng đạm để tưới cho cây phát triển nhanh hơn
Lưu ý hạn chế dùng phân bón lá phun trực tiếp vào lá (trừ khi cây bị tổn thương). Còn lại là là tưới vào gốc cây, để củng cố bộ rễ cây khỏe

1. Quản lí cây sau trồng:
– Tưới nước phù hợp, đinh kì tùy thuộc vào thời tiết…
– Phun dưỡng lá định kì
Dinh dưỡng có thể là con dao 2 lưỡi. Nếu quá nhiều dinh dưỡng thì cây và đất có thể bị nhiễm độc. Bởi vậy, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí và vừa phải.

 

2. Những lưu ý quan trọng cần thiết sau trồng
– Phải theo dõi cây sau trồng liên tục ít nhất trong 1 tuần.
– Tưới đều trên mặt chậu và bầu cây để rễ cây có thể dễ dàng hút nước từ nhiều hướng.
– Sauk hi cây phát triển ổn định nên theo dõi, phát hiện bệnh cây kịp thời để được tư vấn từ các kĩ sư cây trồng

Tìm cây: Zalo 0899.636.237